Thông gió tự nhiên trong nhà xưởng

 Các khí bẩn, khí nóng… sinh ra bởi hoạt động sản xuất có thể làm không khí nhà xưởng trở nên ngột ngạt. Và không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng lắp đặt điều hòa không khí. Chính vì thế, thông gió tự nhiên trong nhà xưởng sẽ là giải pháp hữu hiệu làm sạch không khí và tiết kiệm chi phí tối ưu.

1. Thông gió tự nhiên trong nhà xưởng là gì?

Thông gió tự nhiên là phương pháp sử dụng gió tự nhiên để làm mát và lọc không khí bên trong nhà xưởng. Bản chất của phương pháp này chính là lợi dụng sự chênh lệch nhiệt độ, tạo ra áp suất gió giữa môi trường bên trong và ngoài nhà xưởng để tạo ra luồng gió. Gió đi vào nhà xưởng thông qua các lam gió (hoặc khe gió) và đi ra tại ống thông gió, mang theo khí bẩn và khí nóng ra ngoài. 

Thông gió tự nhiên giúp làm mát, sạch không khí cho nhà xưởng
Thông gió tự nhiên giúp làm mát, sạch không khí cho nhà xưởng

Thông gió tự nhiên thường được sử dụng nhiều đối với các mô hình nhà xưởng một tầng hoặc nhà xưởng quy mô vừa và nhỏ với nhiều lợi ích:

  • Cung cấp gió liên tục và đều đặn: Thông gió tự nhiên lợi dụng sự chênh lệch áp suất bên trong và ngoài nhà xưởng để thổi gió tự nhiên vào từ bên ngoài, làm mát và lọc khí thải. Vì thế, lượng gió mới luôn được duy trì và cung cấp đều đặn, với điều kiện là môi trường xung quanh có gió.
  • Tiết kiệm chi phí thiết kế, lắp đặt và vận hành: Thông gió tự nhiên đòi hỏi ít hơn rất nhiều về chi phí lắp đặt thiết bị so với các loại hình thông gió khác. Hơn nữa, chi phí vận hành thiết bị gần như là rất thấp, hoặc không cần thiết giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa.
  • Trao đổi không khí và làm mát nhà xưởng: Hệ thống thông gió tự nhiên giúp lọc đi các khí bẩn và thay thế bằng luồng khí tươi từ môi trường, giúp không khí nhà xưởng được sạch và thông thoáng. Từ đó có thể tạo cảm giác thoải mái cho công nhân, bảo vệ sức khỏe của họ và nâng cao hiệu quả lao động.

2. Các phương pháp thông gió tự nhiên trong nhà xưởng hiện nay

Hiện nay, dựa theo mục đích và cách thức hoạt động mà thông gió tự nhiên được chia ra thành 02 dạng, bao gồm: 

2.1. Thông gió tự nhiên kiểu “gió lùa”

Đây là hình thức cho phép gió đi vào nhà xưởng thông qua các khe gió và thoát ra bằng đường giếng trời hoặc lối thông gió. 

Gió tự nhiên đi vào nhà xưởng theo khe gió và thoát ra qua lối thoát gió
Gió tự nhiên đi vào nhà xưởng theo khe gió và thoát ra qua lối thoát gió
  • Ưu điểm: dễ xây dựng và không tốn chi phí đưa gió vào nhà xưởng, tiết kiệm tối đa vốn đầu tư.
  • Nhược điểm: phương pháp này hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện gió tự nhiên, không thể điều chỉnh hoặc tiết giảm. Doanh nghiệp cần có thêm thiết bị phụ trợ (như quạt, điều hòa…) vào những ngày ít gió. Do vậy, thông gió tự nhiên kiểu gió lùa còn được gọi là phương pháp thông gió “không có tổ chức”. Các nhà xưởng nhỏ, ít máy móc thiết bị và con người thì có thể áp dụng phương pháp này.

2.2. Thông gió tự nhiên kiểu có tổ chức

Nơi lấy gió được thiết kế để dẫn gió đi qua và làm mát khắp các không gian cần thiết
Nơi lấy gió được thiết kế để dẫn gió đi qua và làm mát khắp các không gian cần thiết

Điểm khác biệt với phương pháp trên chính là có sự sắp xếp, nghiên cứu, tùy chỉnh trong khâu lắp đặt và thi công hệ thống thông gió. Từ đó, lượng gió có thể được đưa vào đúng nơi cần thiết của nhà xưởng, cũng như điều tiết lượng gió theo nhu cầu.

  • Ưu điểm: Luôn tạo ra luồng gió mới trong nhà xưởng, lưu thông không khí thường xuyên, ít phụ thuộc vào thiết bị phụ trợ. Kinh phí đầu tư có thể chênh lệch nhưng so với lợi ích đạt được thì tương xứng.
  • Nhược điểm: Cần một công ty giàu kinh nghiệm tư vấn và thi công giàu kinh nghiệm để thiết kế hợp lý dựa trên địa hình và quy mô nhà xưởng.

3. Làm sao để lắp đặt hệ thống thông gió tự nhiên trong nhà xưởng?

Hệ thống thông gió tự nhiên thường được thiết kế trước khi xây dựng và dần hoàn thiện khi nhà xưởng bắt đầu hoạt động. Nếu chưa có hệ thống thông gió, khách hàng có thể đầu tư và lắp đặt bổ sung để tạo môi trường làm việc tốt nhất, giảm phụ thuộc vào điều hòa hoặc quạt công nghiệp.

Thời điểm phù hợp để lắp đặt hệ thống thông gió là trong quá trình hoàn thiện nhà xưởng, nhà máy
Thời điểm phù hợp để lắp đặt hệ thống thông gió là trong quá trình hoàn thiện nhà xưởng, nhà máy

Thời điểm phù hợp để lắp đặt hệ thống thông gió là trong quá trình hoàn thiện nhà xưởng, nhà máy

Các bước thi công hệ thống thông gió bao gồm: 

  • Khảo sát thực trạng nhà xưởng và tư vấn lắp đặt;
  • Đưa ra phương án thi công kèm theo bản vẽ phác thảo;
  • Báo giá dịch vụ, đàm phán và ký kết hợp đồng; 
  • Tiến hành thi công lắp đặt hệ thống thông gió. 

Doanh nghiệp nên lựa chọn một đơn vị chuyên nghiệp và đã có kinh nghiệm trong thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối ưu.

Công ty Cổ phần Công nghiệp SUMITECH (SMI) với kinh nghiệm hơn 12 năm hoạt động trong lĩnh vực Cung cấp vật tư và xây lắp công nghiệp, chắc chắn sẽ mang đến cho nhà xưởng một làn gió mát, sạch và tươi mới từ hệ thống thông gió bền bỉ chất lượng.

Sumitech thực hiện xây dựng hình ảnh/bản vẽ 2D và 3D chuyên nghiệp, mô tả thực tế triển khai một cách trực quan nhất. Khảo sát, tư vấn và thiết kế bản vẽ miễn phí. Các phương án được xây dựng trên quy mô, thực trạng nhà xưởng và đáp ứng yêu cầu tối đa của khách hàng.

SUMITECH là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực triển khai lắp đặt hệ thống thông gió với nhiều dự án lớn nhỏ
SUMITECH là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực triển khai lắp đặt hệ thống thông gió với nhiều dự án lớn nhỏ

Các dự án Sumitech đã thực hiện:

  • Lắp đặt hệ thống quạt hút cho xưởng sản xuất tại Thanh Trì – Hà Nội
  • Lắp đặt hệ thống hút khí nóng cho nhà xưởng tại KCN Quế Võ – Bắc Ninh
  • Lắp đặt hệ thống hút mùi cho canteen tại Thanh Trì – Hà Nội
  • Lắp đặt hệ thống thông gió tầng hầm cho Viện Khoa Học Việt Nam – Hàn Quốc KCN Công Nghệ cao Láng Hòa Lạc
  • Lắp đặt hệ thống hút khí nóng cho nhà xưởng KCN Công Nghệ cao Láng Hòa Lạc
  • Cải tạo hệ thống thông gió Honda VN

Để được tư vấn chi tiết về thông gió tự nhiên trong nhà xưởng, chủ doanh nghiệp hãy liên hệ với Sumitech qua:

Đăng nhận xét

0 Nhận xét