Mục đích của thông gió nhà xưởng và giải pháp cho doanh nghiệp

 Mục đích thông gió nhà xưởng là để làm gì? Có những biện pháp thông gió, làm giảm nhiệt độ nhà xưởng nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp qua bài viết ở dưới đây.

1. Mục đích thông gió nhà xưởng là gì?

Thông gió là một trong những hệ thống không thể thiếu đối với nhà xưởng công nghiệp. Đây là biện pháp giúp đưa lượng không khí tươi vào nhà xưởng cũng như loại bỏ khí thải, khí nóng hiệu quả.

Làm mát và giảm nhiệt độ là một mục đích chính của việc lắp đặt hệ thống thông gió
Làm mát và giảm nhiệt độ là một mục đích chính của việc lắp đặt hệ thống thông gió

2 mục đích chính mà hệ thống thông gió nhà xưởng đó là:

  • Làm mát, giảm nhiệt độ nhà xưởng: Với số lượng công nhân, máy móc, thiết bị lớn… Chắc chắn trong quá trình sản xuất sẽ phát sinh một khối lượng lớn nhiệt độ làm nhà xưởng nóng lên nhanh chóng. Chỉnh vì vậy việc giảm nhiệt độ nhà xưởng để đảm bảo sức khỏe người lao động, máy móc hoạt động trơn tru… là điều cần thiết. Đồng thời, việc giảm nhiệt độ cũng sẽ giảm nguy cơ cháy nổ bên trong nhà xưởng.
  • Làm sạch không khí bên trong nhà xưởng: Đối với một số lĩnh vực công nghiệp, khói bụi, tạp phẩm, khí độc… sản sinh ra trong quá trình sản xuất là không thể tránh khỏi. Vậy nên lựa chọn hệ thống thông gió để hút, đẩy các không khí đọc, bụi bặm… này ra ngoài. Từ đó đảm bảo được sức khỏe của người lao động làm việc trong nhà xưởng.
Có hệ thống thông gió trong nhà xưởng sẽ giúp tăng năng suất cho người lao động
Có hệ thống thông gió trong nhà xưởng sẽ giúp tăng năng suất cho người lao động

Ngoài 2 mục đích thông gió nhà xưởng như trên, việc này còn đem lại nhiều lợi ích cụ thể như:

  • Tăng năng suất làm việc: Thông gió công nghiệp giúp tạo không khí mát mẻ, trong lành giúp người lao động làm việc dễ chịu hơn. Đồng thời máy móc sẽ được vận hành một cách trơn tru, đảm bảo cho việc sản xuất liên tục.
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Bụi, khí ẩm được loại bỏ một cách tối đa. Từ đó sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm, thiết bị điện tử.
  • Giảm thiểu chi phí vận hành: So với điều hòa, hệ thống thông gió tiêu tốn ít điện năng hơn, ít chi phí sửa chữa. Từ đó giảm thiểu chi phí vận hành cho doanh nghiệp.

2. Các biện pháp thông gió nhà xưởng

Hiện nay, có 4 biện pháp thông gió được sử dụng phổ biến. Mỗi phương pháp có cách hoạt động, ưu – nhược điểm riêng và phù hợp với từng lĩnh vực khác nhau.

Thông gió tự nhiênThông gió cơ khí không dùng kênh dẫn gióThông gió cơ khí dùng kênh dẫn gióThông gió kết hợp làm mát nhà xưởng
Cách hoạt độngHoạt động dựa trên sự chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài xưởng nhờ gió và nhiệt đối lưu.Quạt gió hoạt động tạo ra  chênh lệch áp suất bên trong và ngoài nhà xưởng.

Khí nóng được đẩy ra ngoài và gió tươi được đưa vào trong để thay thế không khí cũ.

Sử dụng ống thông gió hoặc quạt gió để lấy khí tươi từ bên ngoài vào.Vừa lấy gió từ ngoài vào vừa sử dụng thông gió tự nhiên
Ưu điểmChi phí đầu tư thấp

Không tốn điện cho động cơ

Thích hợp cho xưởng nhỏ, ít công nhân, máy móc

Chi phí lắp đặt thấp

Làm mát nhanh

Thích hợp cho xưởng nhỏ, ít công nhân, máy móc

Khử mùi nhanh

Bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện

Thích hợp cho nhiều ngành như thực phẩm, điện tử, may mặc

Kết hợp được ưu điểm của 3 phương pháp còn lại

Thích hợp cho nhiều ngành nghề

Nhược điểmHiệu suất không cao.

Phụ thuộc vào lượng gió tự nhiên

Không thích hợp cho ngành thực phẩm, điện tử

Số thiết bị phụ thuộc vào diện tích xưởng

Không thích hợp cho ngành thực phẩm, điện tử

Thiết kế đường ống phù hợp theo diện tích nhà xưởngCần 1 thiết kế tối ưu theo quy mô nhà xưởng

3. Các hệ thống thông gió nhà xưởng phổ biến

Hiện nay các nhà xưởng đang sử dụng phổ biến 4 loại hệ thống thông gió. Mỗi hệ thống có đặc điểm, lợi thế riêng.

3.1 Hệ thống làm mát bằng Chiller

Nguyên lý của hệ thống làm mát, thông gió Chiller
Nguyên lý của hệ thống làm mát, thông gió Chiller

Chiller (máy điều hòa không khí nén) là một máy phát sinh ra nguồn lạnh để làm lạnh không khí. Ưu điểm của hệ thống Chiller là thích hợp sử dụng cho nhà xưởng lớn, tiết kiệm điện năng, nhiệt độ ổn định và sử dụng công suất phù hợp với mong muốn của doanh nghiệp. Đặc biệt thích hợp vào ngành thực phẩm. Tuy nhiên nhược điểm của hệ thống này là việc lắp đặt khó, vận hành phức tạp.

3.2 Hệ thống làm mát bằng tấm Cooling Pad và quạt hút công nghiệp

Nguyên lý của tấm làm mát Cooling Pad trong thông gió công nghiệp
Nguyên lý của tấm làm mát Cooling Pad trong thông gió công nghiệp

Tấm Cooling Pad hay còn gọi là tấm trao đổi nhiệt, khi kết hợp với quạt hút công nghiệp sẽ chuyển đổi không khí nóng thành luồng khí mát khi thổi ra cửa gió. Ưu điểm của hệ thống làm mát này là giá thành rẻ và tiết kiệm điện. Nhược điểm là hiệu suất làm mát không cao. Hệ thống làm mát bằng tấm Cooling Pad được dùng nhiều trong ngành may, dệt, chăn nuôi gia cầm hoặc trồng hoa, cây cảnh.

3.3 Hệ thống điều hòa thông gió

Hệ thống điều hòa thông gió công nghiệp trong nhà xưởng
Hệ thống điều hòa thông gió công nghiệp trong nhà xưởng

Hệ thống điều hòa thông gió là sự kết hợp giữa điều hòa và quạt thông gió để chuyển đổi luồng khí trong lành vào trong nhà xưởng và cân bằng nhiệt độ ở mức hợp lý. Ứng dụng đa dạng trong nhiều ngành công nghiệp và chế biến, sửa chữa. Ưu điểm của biện pháp này là làm mát nhanh, chủ động hiệu suất làm mát. Nhược điểm là gây tốn kém điện năng.

3.4 Hệ thống làm mát nhà xưởng bằng Quạt hơi nước 

Hệ thống thông gió bằng hơi nước trong nhà xưởng công nghiệp
Hệ thống thông gió bằng hơi nước trong nhà xưởng công nghiệp

Đây là biện pháp làm mát nhà xưởng dựa trên nguyên lý trao đổi nhiệt giữa không khí và quá trình bay hơi nước. Ưu điểm là làm mát ổn định, không chịu ảnh hưởng của môi trường, doanh nghiệp tùy chỉnh được nhiệt độ dễ dàng. Nhược điểm là khó lắp đặt, có thể gây lãng phí điện năng và nước nếu như không lắp đặt đúng. Thông gió bằng quạt hơi nước được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp dệt may, xưởng giày da, đóng gói bánh kẹo…

Như vậy, mỗi loại hệ thống, thiết bị sẽ phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu thêm về mục đích thông gió nhà xưởng công nghiệp đồng thời lựa chọn được phương pháp thông gió phù hợp nhất.

Nguồn bài viết: https://sumitech.vn/xay-dung/muc-dich-thong-gio-nha-xuong.html

Đăng nhận xét

0 Nhận xét